loi, bai, hat, lời bài hát

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Tư tưởng hồ chí minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam


1. Về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

a. Các nhà sáng lập Chủ nghĩa xã hội khoa học nói về tính tất yếu của thời kỳ quá độ.

- Trong tác phẩm “phê phán cương lĩnh Gô-ta”, Mác viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và Cộng Sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”.

Đó là Mác nói đến con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội  ở các nước tư bản phát triển cao, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội  đã được chủ nghĩa tư bản  chuẩn bị tương đối đầy đủ.
- Xuất phát từ một nước tư bản phát triển trung bình có xuất phát điểm thấp hơn so với các nước Tây Âu về kinh tế văn hoá, theo Lênin, bước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Nga là một thời kỳ lịch sử tương đối dài, nó cần thiết phải thực hiện những bước quá độ nhỏ, những nhịp cầu, những hình thức kinh tế trung gian để dần dần lôi cuốn nhân dân Nga, mà đa số là tiểu nông, đi lên Chủ nghĩa xã hội .
Lênin viết: “Nếu phân tích tình hình chính trị hiện nay, chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang ở vào một thời kỳ quá độ trong thời kỳ quá độ”.
- Cũng xuất phát từ đặc thù của nước Nga, Lênin đã nêu lên tư tưởng về thời kỳ quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đối với các nước tiểu nông; “với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô – Viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới Chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin có hai con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội: một con đường quá độ trực tiếp lên Chủ nghĩa xã hội  từ những nước tư bản công nghiệp phát triển cao, và một con đường phát triển ở những nước tiền tư bản chủ nghĩa, quá độ gián tiếp lên Chủ nghĩa xã hội  bỏ qua chế độ tư bản. Ở trường hợp sau, chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ, nó chỉ có thể thực hiện được với điều kiện có sự giúp đỡ của một nước công nghiệp tiên tiến đã làm cách mạng xã hội chủ nghĩa  thành công và phải có sự lãnh đạo của một chính Đảng vô sản kiên trì đưa đất nước theo con đường Chủ nghĩa xã hội .

b. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội  ở Việt Nam:

- Trước hết, Người đã lưu ý chúng ta cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước khi bước vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội:  “Nhưng tuỳ thời kỳ mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau…”. Nói cách khác, Người đã chỉ ra hai phương thức quá độ chủ yếu: phương thức quá độ trực tiếp (từ chủ nghĩa tư bản  đi lên Chủ nghĩa xã hội ) và phương thức quá độ gián tiếp (từ nghèo nàn, lạc hậu, tiền tư bản chủ nghĩa, qua cách mạng dân chủ nhân dân đi lên Chủ nghĩa xã hội ).
- Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội  ở Việt Nam.

Sau 1954, Miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ trong bối cảnh quốc tế tương đối thuận lợi… Nhưng xuất phát từ đặc điểm to lớn nhất là “từ một nước nông nghiệp lạc hâu tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn đi lên Tư bản chủ nghĩa”. Đặc điểm này đã thâu tóm đầy đủ những mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp. Nó đặt ra hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn mà chúng ta cần nhận thức và giải đáp một cách đúng đắn để tìm ra con đường với những hình thức, bước đi và cách làm phù hợp với đặc điểm đó.

Từ đặc điểm đó, Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: “Tiến lên Chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục”. Là “gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc”. “Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần”.

Về độ dài của thời kỳ quá độ, xuất phát từ mâu thuẫn của thời kỳ quá độ ở nước ta là mâu thuẫn giữa yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ mới có kinh tế công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, có văn hoá, khoa học tiên tiến với tình trạng lạc hậu kém phát triển lại đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta, Người nói: “Xây dựng Chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”, là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất”. Vì chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xoá bỏ giai cấp bốc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới… phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp”. Người khẳng định lại : thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử lâu dài, đầy khó khăn.
- Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ: Theo Bác là xây dựng nền tảng cơ sở vật chất  - kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội.

2. Về bước đi và phương thức, biện pháp xây dựng CNXH ở Việt Nam:

Chủ nghĩa xã hộ có mục tiêu, nguyên lý chung giống nhau, nhưng mỗi nước có đặc điểm lịch sử cụ thể khác nhau, nên phương thức, biện pháp, bước đi, cách làm… Chủ nghĩa xã hội không giống nhau. Người nói: “ta không thể giống Liên Xô,… ta có thể đi con đường khác để tiến lên Chủ nghĩa xã hội …”.

a. Về bước đi của thời kỳ quá độ:

Thấm nhuần những chỉ dẫn của Lê nin “phải kiên nhẫn bắc những  nhịp cầu nhỏ, vừa tầm, lựa chọn những giải pháp trung gian, quá độ.”. Tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh về bước đi của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là phải qua nhiều bước, “bước ngắn, bước dài, tuỳ theo hoàn cảnh” nhưng “chớ ham làm mau, ham rầm rộ… đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến dần dần.”
Về bước đi trong cải tạo nông nghiệp: Người nói: “… lúc đầu là cải cách ruộng đất, sau tiến lên một bước là tổ chức tổ đổi công sao cho tốt, cho khắp, lại tiến lên hình thức hợp tác xã dễ dàng, rồi tiến lên hợp tác xã cao hơn…”.
Về bước đi trong phát triển công nghiệp: Người sớm đề phòng bệnh duy ý chí: mấy năm kháng chiến, ta chỉ có nông thôn, bây giờ mới có thành thị… nếu muốn công nghiệp hoá gấp là chủ quan… Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đến tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng, “làm trái với Liên Xô cũng là mác xít”.

b. Về phương thức, biện pháp, cách thức xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

Người luôn nhắc nhở phải luôn nêu cao tinh thần độc lập, tử chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài, phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo ra cách làm phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Cụ thể:
+   Trong bước đi và cách làm Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, phải thể hiện được sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam : “xây dựng Miền Bắc, giải phóng miền Nam...”

Tư tưởng hồ chí minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét