loi, bai, hat, lời bài hát

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

vận dụng tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội


Đây là một hệ thống bao gồm các luận điểm về bản chất, mục tiêu và động lực của Chủ nghĩa xã hội; về tính tất yếu của thời ký quá độ và các hình thức,
bước đi trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tất nhiên, trong điều kiện, hoàn cảnh của miền Bắc trong những năm 60 của thế kỷ XX nên có nhiều điều Người chưa kịp tổng kết.
Ngày nay, xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi, nhưng những luận điểm của Người về vấn đề này vẫn là cơ sở lý luận và phương pháp luận chỉ đạo để chúgn ta tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi làm sống động tư tưởng của Người.
Khái quát về công cuộc đổi mới từ đại hội VI (1986) đến đại hội IX với những thành tựu của nó để khẳng định đường lối do Đảng và Hồ Chí Minh vạch ra là đúng đắn.
Vấn đề thời cơ và nguy cơ. Để tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới tiến lên cùng những thành tựu mới, Đảng ta đang kiên trì vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giải quyết tốt các vấn đề dưới đây:

1. Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng Chủ Nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phân tích các ý sau:
- Đây là MT bất biến của Đảng và nhân dân ta.
- Mối quan hệ giữa MT độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.
Sự nghiệp đổi mới ngày nay với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh…” cũng là để hoàn thành mục tiêu của Đảng và nhân dân ta trong hoàn cảnh mới.
Tác động sau khi Chủ nghĩa xã hội Liên Xô và Đông Âu sụp đổ – bài học.
Xây dựng Chủ nghĩa xã hội gián tiếp… là sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực, là một sự nghiệp khó khăn, phức tạp.

  2. Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do đó cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nguồn nội sinh, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu có tính quy luật đối với các nước nông nghiệp lạc hậu quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn đi lên Tư bản chủ nghĩa. Chúng ta phải tranh thủ những thành tựu của cuộc Cách Mạng khoa học và công nghệ… để nhanh chóng biến nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại.
Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, chúng ta cần phát huy tất cả các nguôn lực bên trong và bên ngoài, lấy nguồn lực bên trong làm gốc để phát huy nguồn lực bên ngoài. Phải quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”.
Nguồn nội lực con người là to lớn (trên 80 triệu dân với sức lực, trí tuệ, tài năng…), làm thế nào để khơi dậy mạnh mẽ nguồn nội lực đó?
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, ta phải phát huy cao độ quyền làm chủ của người dân, tạo nên không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội. Muón thế phải nâng cao dân trí, bồi dướng văn hoá chính trị, trau dồi bản lĩnh công dân, cung cấp thông tin đúng đắn cho người dân, phải thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo cho người dân có điều kiện tham gia giám sát công việc của Nhà nước. Đồng thời phải thực hiện nhất quán chiến lược Đ ĐK của Hồ Chí Minh, trên cơ sở lấy liên minh công – nông - trí thức làm nòng cốt, tranh thủ sự đóng góp ủng hộ của tất cả những ai tán thành đổi mới vì mục tiêu “dân giau, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

3. Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đaị:

Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ… phải khai thác và sử dụng tốt nguồn lực bên ngoài: vốn, kinh nghiệm quản lý, và công nghệ hiện đại (phân tích)
Hợp tác bên ngoài đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, kêu gọi toàn dân sẵn sàng đem nhân lưc, vật lực, tài lực để tăng cường sức mạnh quốc gia.
Giao lưu, hội nhập đồng thời phải không ngừng trau đồi bản lĩnh và bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt cho
Chỉ có bản lĩnh và bản sắc dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ mới tạo ra bộ lọc tốt để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời có sức đề kháng tốt để chống lại mọi yếu tố văn hoá độc hại từ bên ngoài tràn vào.

4. Xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước. Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

- Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đòi hỏi Đảng và Nhà nước, cán bộ, đảng viên phải thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính, thực sự là người “đầy tớ trung thành của nhân dân”
- Đảng và Nhà nước phải có chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn.
Bài học thực tiễn đã nhắc nhỡ chúng ta phải không ngừng xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh; kiên quyết loại trừ nhừng phần tử thoái hóa, biến chất làm cho đội ngũ cán bộ ngày càng vững mạnh.
- Phải thường xuyên chăm lo mối quan hệ gắn bó, máu thịt giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân.

vận dụng tư tưởng hồ chí minh về chủ nghĩa xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét