loi, bai, hat, lời bài hát

on tap tthcm

Hiển thị các bài đăng có nhãn on tap tthcm. Hiển thị tất cả bài đăng

tong hop on tap tthcm cua chung to

Trong hạt vừng đen có chứa nhiều dưỡng chất như protein (chất đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất đường bột), on tap tthcmKcalo nhiệt lượng, canxi, photpho, sắt; và các vitamin như: B1, Vitamin B2, niacin. Ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố... on tap tthcm Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.
Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện nhân cách Đảng viên Cộng sản


Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đội ngũ đảng viên. Ngay từ năm 1925, bài giảng đầu tiên của Người cho những cán bộ cách mạng trẻ tuổi của Việt Nam là vấn đề “tư cách một người cách mệnh”.


Nghiên cứu những bài nói và viết của Người, chúng ta đều thấy mối quan tâm hàng đầu của Người là xây dựng một đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Sự giác ngộ lý tưởng cộng sản, lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của giai cấp công nhân, suốt đời hy sinh phấn đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là phẩm chất hàng đầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra cho mỗi đảng viên cộng sản.

Người căn dặn mỗi đảng viên "không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới"; phải biết đặt lợi ích của giai cấp, của dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân, luôn vững vàng trước mọi khó khăn, vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết; nếu khi "lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân thì phải quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng". Người chỉ rõ: suốt đời phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân "là phẩm chất cao quý của người cách mạng. Đó là đạo đức cách mạng. Đó là tính Đảng, tính giai cấp, nó bảo đảm cho sự thắng lợi của đảng, của giai cấp, của nhân dân". Người đánh giá rất cao những đảng viên luôn luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của giai cấp và của dân tộc, suốt đời hy sinh phấn đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, đồng thời phê phán nghiêm khắc những kẻ lợi dụng địa vị để mưu cầu lợi ích cá nhân làm tổn hại đến lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lạo động.

Chủ tịch Hồ chí Mình đòi hỏi mỗi đảng viên cộng sản cùng với phẩm chất cách mạng cao quý còn phải có năng lực, vì có năng lực mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ của Đảng giao cho. Người dạy rằng, "Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về chính trị, mà còn phải giỏi về chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung”. Muốn vừa thạo về chính trị, vừa giỏi về chuyên môn, mỗi đảng viên phải ra sức "học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chính sách của Đảng, học tập văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ; không ngừng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng và năng lực công tác của mình”. Bởi vì, có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm tốt được công tác Đảng giao cho mình; “có nắm vững đường lối cách mạng mới hiểu rõ mình phải làm gì và đi theo phương hướng nào để thực hiện mục đích của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay”. Người cũng chỉ rõ rằng, muốn học tập có kết quả tốt, phải có thái độ đúng và phương pháp đúng, lý luận phải liên hệ với thực tế, phải “biến những điều đã học thành hành động cách mạng thực tế. Học phải đi đôi với hành, chứ không phải học để nói suông”.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một yêu cầu quan trọng về phẩm chất đảng viên là liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy quyền làm chủ tập thể và sức mạnh sáng tạo to lớn của quần chúng. Bởi lẽ, Đảng là đội tiên phong của quần chúng, nhưng Đảng chỉ có sức mạnh nếu giữ vững được mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng. Muốn làm cho quần chúng phấn khởi, tin tưởng, người đảng viên "phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải yêu kính nhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh, ra oai. Phải nắm vững quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quần chúng, thành tâm học hỏi quần chúng, kiên quyết dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước. Phải thật thà, ngay thẳng, không được giấu dốt, giấu khuyết điểm, sai lầm. Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo...Phải luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải “chí công, vô tư” và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. “Người nghiêm khắc phê phán những đảng viên “xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng...ngại làm việc tổ chức, tuyên truyền và giáo dục quần chúng...mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Kết quả là quần chúng không tin, không phục, không yêu...” và họ không làm nên trò trống gì.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách đảng viên cộng sản luôn nhấn mạnh vấn đề xây dựng ý thức tổ chức và kỷ luật, phục tùng nghiêm chỉnh kỷ luật của Đảng, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Bởi lẽ, sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm. Người chỉ rõ: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người. Đó là nhờ có kỷ luật. Kỷ luật của ta là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác”. Người đòi hỏi mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu về phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền. Trong giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, người yêu cầu mọi đảng viên phải ra sức góp phần xây dựng và giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong Đảng. Bởi lẽ, đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công. "Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác". Do đó, tất cả cán bộ, đảng viên, dù ở cương vị khác nhau, làm công tác khác nhau, cũng đều phải đoàn kết nhất trí để làm tròn nhiệm vụ, "giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình"

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ những biện pháp thiết thực để mỗi đảng viên cộng sản phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng nhân cách của mình. Trước hết, mỗi đảng viên phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Nếu để cho chủ nghĩa cá nhân ám ảnh, chi phối, người đảng viên sẽ mất dần tư cách, đi tới tự tước bỏ danh hiệu cao quý của mình. Vì vậy, muốn giữ được tư cách, đảng viên nhất thiết "phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng để tiến bộ, thì tức là thoái bộ, là lạc hậu...sẽ bị xã hội tiến bộ sa thải".

Việc giữ gìn bản chất, tư cách đảng viên cộng sản cần gắn với xây dựng, củng cố các tổ chức của Đảng, nhất là chi bộ, vì chi bộ “là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”. Thực tế đã chứng minh rất rõ: ở đâu chi bộ mạnh, cấp ủy mạnh thì đảng viên mạnh, ở đâu chi ủy, chi bộ rệu rã thì ở đó cán bộ, đảng viên tê liệt sức chiến đấu, dễ trở thành hư hỏng, thoái hoá. Cho nên, trong xây dựng tổ chức đảng, xây dựng chi bộ, các cấp ủy đảng phải thực hiện dân chủ nội bộ, quan tâm đến đời sống của cán bộ, đảng viên, kịp thời giúp họ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống và công tác. Song, phải nghiêm khắc đối với những cán bộ, đảng viên phạm sai lầm, khuyết điểm; tẩy bỏ những phần tử hủ hoá nhằm giữ gìn nghiêm kỷ luật từ trên xuống dưới.

Cùng với việc giữ nghiêm kỷ luật, phải "mở rộng phong trào phê bình và tự phê bình ở trong Đảng, ở các cơ quan, các đoàn thể, trên các báo chí cho đến nhân dân. Phê bình và tự phê bình phải thường xuyên, thiết thực, dân chủ, từ trên xuống và từ dưới lên". Người còn vạch rõ: “Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình". Đồng thời, Người yêu cầu phải tăng cường công tác kiểm tra trong Đảng nhằm "thúc đẩy và giáo dục đảng viên làm trọn nhiệm vụ...,làm gương mẫu cho nhân dân" và xây dựng Đảng vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu của Đảng.

Trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đứng trước những vận hội mới và thách thức mới, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hơn bao giờ hết chúng ta phải giương cao ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, xây dựng các tổ chức chi bộ vững mạnh, rèn luyện tư cách đảng viên với phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Việc nghiên cứu, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng nói chung, trong rèn luyện phẩm chất, tư cách đảng viên cộng sản nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm củng cố tổ chức đảng, xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Đại tá, PGS.TS. Đinh Hùng Tuấn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện nhân cách Đảng viên Cộng sản

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

ĐỀ THI MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


Đề thi Tư tưởng Hồ Chí Minh

ĐỀ THI MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

(Dành cho các ngành sư phạm (K37)
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (5,0 điểm): Trong phần định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh có đoạn viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh… là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta”. Hãy phân tích và chứng minh luận điểm nói trên.
Câu 2 (5,0 điểm): Từ quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức, hãy nêu lên tầm quan trọng của việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức sinh viên sư phạm – những thầy cô giáo tương lai.
Ghi chú: Sinh viên được sử dụng tài liệu

---------------------------"---------------------------

ĐỀ THI MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

(Dành cho các ngành sư phạm (K37)
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (5,0 điểm): Anh (chị) hãy phân tích một quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh
Câu 2 (5,0 điểm): Nhận thức và vận dụng tư tưởng đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” của Hồ Chí Minh trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của bản thân anh (chị) hiện nay?
Ghi chú: Sinh viên được sử dụng tài liệu

ĐỀ THI MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên


Có thể nói rằng, giáo dục lý tưởng và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là một nội dung cốt lõi nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh.


Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nói về thanh niên với tấm lòng thương yêu vô hạn của vị cha già dân tộc. Người căn dặn chúng ta "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên"".

Ðiểm nổi bật trong quan điểm giáo dục lý tưởng cho thanh niên của Bác Hồ là đưa thanh niên vào các tổ chức chính trị, xã hội do Ðảng lãnh đạo để vừa giác ngộ lý tưởng cách mạng cho họ, vừa đưa họ hoạt động thực tiễn đấu tranh cách mạng của toàn dân tộc. Ðể chuẩn bị cho việc thành lập Ðảng, năm 1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tiền thân của Ðảng ta sau này. Người trực tiếp lựa chọn và bồi dưỡng, đào tạo những thanh niên yêu nước, có chí khí đấu tranh chống thực dân, phong kiến. Cuốn sách Ðường kách mệnh là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1925 đến 1927 cho các lớp thanh niên ưu tú về lý tưởng, đạo đức cách mạng. Những thanh niên yêu nước qua huấn luyện, giáo dục, đào tạo được Bác Hồ đưa về nước hoạt động để thâm nhập vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân trở thành những cán bộ cách mạng tiên phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong đó có nhiều người cộng sản trẻ tuổi xuất sắc như Trần Phú, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Ðồng, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu,...

Với quan điểm "đạo đức là gốc của người cách mạng", Bác Hồ quan tâm giáo dục thanh niên không chỉ có tinh thần làm chủ nước nhà mà phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính; chí công, vô tư. Bác khuyên thanh niên "hăng hái, xung phong", có chí tiến thủ, không ngại khó khăn, không nề nguy hiểm trong công tác, học tập, chiến đấu. Song, trong cuộc sống, Bác căn dặn thanh niên biết yêu thương gia đình, kính trọng ông bà, cha mẹ, người cao tuổi, nâng đỡ, dìu dắt thiếu nhi, quý trọng và hiếu thảo với nhân dân. Trung với nước, hiếu với dân là nội dung đạo đức mới Bác khuyên nhủ thanh niên cần thực hiện. Người cho rằng, đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Do đó, thanh niên phải ra sức rèn luyện đạo đức cách mạng, bởi vì "cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".

Trong công cuộc kiến thiết đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt kỳ vọng vào thanh niên. Nhớ lại năm 1945, khi nước nhà vừa giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.

Từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, khó khăn lớn nhất là lực lượng sản xuất lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn. Bác Hồ cho rằng, nghèo nàn, lạc hậu là một kẻ địch to, chiến đấu và chiến thắng nghèo nàn lạc hậu còn khó khăn, gian khổ hơn chiến thắng giặc ngoại xâm. Nhất là chúng ta phải xây dựng lại đất nước sau hai cuộc kháng chiến lâu dài, chống chiến tranh xâm lược ác liệt, với sự tàn phá dã man do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ gây ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: "Ðây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Ðể giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân". Trong lực lượng vĩ đại của toàn dân, Bác Hồ dành vị trí hết sức quan trọng cho thanh niên. Tháng 5 năm 1968, Người viết trong bản Di chúc lịch sử: "Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Ðảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Ðó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta". (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999, tr.32). Người còn căn dặn Ðảng ta phải thường xuyên chăm lo giáo dục thanh niên, bởi vì "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".

Nói tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên nổi bật các quan điểm lớn:

- Thanh niên là lực lượng xung kích chủ yếu của cách mạng, là chủ tương lai của nước nhà.

- Ðảng, Nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên, giáo dục ý thức làm chủ và đào tạo họ thành người làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề nghiệp. Nghĩa là đào tạo họ trở thành những con người vừa hồng, vừa chuyên.

- Thanh niên phải tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thật sự là đội quân chủ lực của cách mạng.

TS Phạm Văn Khánh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Tư tưởng hồ chí minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước của dân, do dân, vì dân

a. Nhà nước của dân
- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân là Nhà nước được tổ chức sao cho tất cả quyền lực trong nước là của toàn thể nhân dân.
Điều 1 Hiến Pháp năm 1946, do Người làm Trưởng ban soạn thảo, đã khẳng định rõ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.