loi, bai, hat, lời bài hát

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Quan niệm của Hồ CHí Minh về dân chủ


1. Quan niệm của Hồ CHí Minh về dân chủ

Dân chủ là của quý báu  nhất của nhân dân, là cơ sở đảm bảo các quyền cơ bản của nhân dân lao động.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ được biểu đạt qua hai mệnh đề ngắn gọn: “Dân là chủ” và “Dân làm chủ”. Dân là chủ, nghĩa là đề cập đến vị thế của dân; còn dân làm chủ, nghĩa là đề cập đến năng lực và trách nhiệm của dân - Thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của dân.
Quan niệm đó của Hồ Chí Minh phản ánh đúng nội dung bản chất của dân chủ. Quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân. Xã hội nào bảo đảm cho điều đó được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ.

2. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

- Dân chủ thể hiện ở việc bảo đảm quyền của con người, quyền công dân trên tất cả lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Trong đó dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất và được thể hiện tập trung trong hoạt động của Nhà nước, bởi vì quyền lực của nhân dân được thể hiện trong hoạt động của nhà nước với tư cách nhân dân có quyền lực tối cao.
- Dân chủ thể hiện ở phương thức tổ chức, hoạt động của  xã hội phải có cấu tạo quyền lực xã hội  mà ở đó người dân, cả trực tiếp, cả trong gián tiếp qua dân chủ đại diện, một hệ thống chính trị do “dân cử ra” và “do dân tổ chức nên”.
- Khi xác định quyền hành và lực lượng xã hội, Hồ Chí Minh còn vạch rõ nguồn gốc, lực lượng tạo ra quyền hành đó là nhân dân. . Đó là quan điểm gốc để Người coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
Hồ Chí Minh không chỉ coi dân chủ có ý nghĩa như là một giá trị chung, là sản phẩm của văn minh nhân loại, là lý tưởng phấn đấu của các dân tộc, là thiết chế xã hội của một quốc gia mà còn có cả ý nghĩa biểu thị mối quan hệ quốc tế, hòa bình giữa các dân tộc, là nguyên tắc ứng xử trong các quan hệ quốc tế.

3. Thực hành dân chủ

a) Xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi
- Thực hành dân chủ rộng rãi là động lực phát triển của cách mạng
- Tư tưởng dân chủ và thực hành  dân chủ của Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất và thấm đậm nhất trong hai bản Hiến Pháp năm 1946 và 1959, do người chủ trì xây dựng và được Quốc hội thông qua.
- Hồ Chí Minh rất chú trọng bảo đảm quyền lực của các giai cấp, tầng lớp, các cộng đồng dân tộc trong thể chế chính trị nước ta.
b) Xây dựng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội vũng mạnh để đảm bảo dân chủ trong xã hội.
- Hồ Chí Minh rất chú trọng việc bảo đảm và phát huy dân chủ trong Đảng. Vì với tư cách là Đảng cầm quyền, có đảm bảo và phát huy dân chủ trong Đảng thì mới bảo đảm được dân chủ toàn xã hội. Đó là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh.
- Nhà nước thể hiện chức năng quản lý xã hội của mình qua việc bảo đảm thực thi ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với sự phát triển của đất nước. Nhà nước thể chế hóa toàn bộ bản chất dân chủ của chế độ.
- Các tổ chức Mặt trận và đoàn thể nhân dân thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lý xã hội của tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
Thực hành dân chủ rộng rãi, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là trên nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công-nông-trí.

Quan niệm của Hồ CHí Minh về dân chủ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét